Điểm 4: Đền Xã Tắc

21/10/2022 14:11
Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam – Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là “cột mốc văn hóa” , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu biên cương của Tổ quốc.

 

 Đền Xã Tắc, trước kia còn có tên gọi là Đàn miếu Xã Tắc Đại vương, Đền thờ thần Xã tắc. Thần chủ của đền Xã Tắc là thần Xã (thần Đất) và thần Tắc (thần Ngũ cốc). Xã có nghĩa là “mẹ đất”, vị thần lớn nhất trong năm thổ thần. Tắc là “cốc”, là loài đứng đầu trong “ngũ cốc”. Đất sinh ra muôn loài, ngũ cốc nuôi sống vạn vật nên trong ý thức con người từ nguyên thủy, những vị thần này có quyền lực vô biên và luôn che chở cho đời sống con người. Đền còn phối thờ Cao Sơn Đại Vương, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, các vị long thần thổ địa bản thôn và các dòng họ đã có công khai khẩn nên vùng đất này.

Tương truyền, đền Xã Tắc xưa được xây dựng ở sát bờ tây sông Thác Mang (sông Ka Long). Trải qua thời gian, bờ sông bị sạt lở, người dân trong vùng đã di chuyển Đền vào địa điểm như ngày nay.

Đền Xã Tắc được xây dựng theo hướng Nam trên một  khu đất có diện tích khoảng 20,000m2. Trong đó công trình đền chính có diện tích 308m2 được xây dựng theo kiểu chữ “Công” bằng gỗ lim, tường xây gạch, mái lợp ngói vảy với hai tầng tám mái cùng nhiều họa tiết hoa văn chạm trổ tinh xảo với các chủ đề: tùng, cúc, trúc, mai. Từ năm 2009-2019, Đền được trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục; hiện nay, tại đền Xã Tắc còn lưu giữ được 2 tấm bia đá cổ ghi lại sự kiện trùng tu đền năm 1879 và bài vị đá ghi danh các vị thần được thờ tại đền.  Từ đó đến nay, đền Xã Tắc được người dân trong vùng thường xuyên lui tới cúng bái như một địa điểm tín ngưỡng linh thiêng. Dần dần, ngôi đền không chỉ mang ý nghĩa là một cơ sở thờ tự, một nơi thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của người Việt mà nó còn chứa đựng một ý nghĩa to lớn hơn. Lễ tế Xã Tắc đã vượt ra khỏi phạm vi thờ thần của một làng, hay một khu vực và trở thành ngôi đền thờ của thần non sông, đất nước đúng như ý nghĩa của cụm từ “Sơn hà, Xã tắc”.

Nghi lễ đã bị mai một từ khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, ngày 17/3/2018 (Tức 01/2 âm lịch), lễ tế đền Xã Tắc đã được phục hồi. Năm 2020, Bộ VHTT&DL đã xếp hạng cấp Quốc gia cho Đền Xã Tắc. Giờ đây đền Xã Tắc trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh không thể thiếu trong hành trình của du khách mỗi lần có dịp đến thăm Thành phố Móng Cái.

XA TAC TEMPLE

Being located on the banks of Ka Long border-gate river, in Ka Long ward, Mong Cai city, Xa Tac temple has features in cultural activities and beliefs of the Vietnamese people in the top place of the country. Xa Tac Temple, formerly known as Xa Tac Dai Vuong Shrine, was built in the late 13th century and early 14th century under the Tran Dynasty. The temple is worshipping Xa Tac Dai Vuong, Cao Son Dai Vuong and Hung Nhuong Dai Vuong Tran Quoc Tang.

Xa Tac Temple is considered a lasting "cultural landmark", affirming national sovereignty, leaving the historical mark where our ancestors calmed down and affirming its unique characteristics in cultural activities and beliefs of the Vietnamese people in the first border areas of the country. Currently, at Xa Tac temple, there are still 2 ancient stone steles recording the restoration of the temple in 1879 and the stone tablet listing the gods worshiped at the temple.

Xa Tac Temple has been classified as a National Monument by the Minister of Culture, Sports and Tourism in 2020. The festival is yearly taken place from January 29 to February 1 (lunar calendar).

社稷庙

位于芒街市卡隆边境江边,社稷庙是祖国起点的越南人民生活文化信仰的象征。社稷庙,古时候名叫大王社稷坛庙。建于13世纪末14世纪初陈朝时期。主要祭奠高山大王、兴让大王陈国党。

社稷庙被称为永久的“文化界碑”,肯定了国家神圣的领土主权、是越南边境人民传统历史文化信仰和捍卫国家版图的标志。如今,在社稷庙还保留了两块古老的石碑,上面记载着1879年社稷庙的重建事件以及各位供奉于此的神灵尊名。

Phòng VH-TT
Loading...