CPTPP - cơ hội để Việt Nam cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh

02/03/2018 09:06
Tại cuộc họp ngày 23/1 tại Tokyo (Nhật Bản), 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí về nội dung sửa đổi hiệp định này. Theo kế hoạch, các bên sẽ ký kết CPTPP tại vòng đàm phán tiếp theo ở Chile vào ngày 8/3 tới để Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày 21/2, toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã được công bố - một tín hiệu cho thấy 11 nền kinh tế thành viên đã sẵn sàng chính thức đặt bút ký vào đầu tháng tới với một số điểm đáng lưu ý.

Trong đó, có hơn 20 điều khoản đã bị tạm hoãn hoặc thay đổi trong CPTPP so với "thỏa thuận tiền nhiệm" là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương" (TPP) sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này trong năm ngoái. Trong 20 điều của thỏa thuận TPP ban đầu sẽ được treo lại có 10 điều liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, 4 điểm được để riêng cho các bên đàm phán thống nhất. Các điều này sẽ được nêu trong phụ lục kèm theo tuyên bố chung. Tuy nhiên, hiện chưa thể thông báo chính thức về các điều khoản treo này. Ngoài ra một trong số những điều khoản trọng tâm hướng đến của CPTPP sẽ tăng cường hỗ trợ cho tầng lớp trung lưu bằng cách thu hút các khoản đầu tư tạo việc làm mới và mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Canada tới những thị trường quy mô lớn đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, xét về mặt thị trường, một số doanh nghiệp (DN) Việt Nam không đánh giá cao cơ hội từ CPTPP vì lâu nay, họ chủ yếu nhắm đến thị trường Mỹ vì đây là miếng bánh to nhất, hấp dẫn nhất.

Theo Viện kinh tế quốc tế Peterson, việc gia tăng từ 11 lên 16 nền kinh tế sẽ tăng lợi ích gấp 3 lần cho các thành viên đến mức khoảng 500 tỷ USD/năm. Số tiền này nhiều hơn số tiền mà hiệp định ban đầu mang lại. Động lực đến từ tập hợp 3 nền kinh tế tiến bộ là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, giữa các nền kinh tế này hiện chưa có hiệp định thương mại tự do.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng khắp châu Á cũng hưởng những tác động tích cực. Có thể thấy, CPTPP đã tạo được sự gắn kết của mối quan hệ đa quốc gia như thế này không có bất kỳ trở ngại địa lý nào khi bảo đảm các lợi ích, không chỉ thương mại, của tất cả các bên tham gia, bảo toàn các quyền kiểm soát, tính linh hoạt khi đặt ra các ưu tiên về mặt pháp lý và quản lý, cũng như bảo đảm quyền bảo vệ, phát triển và thực thi các chính sách văn hóa riêng của từng thành viên.

Trong những năm vừa qua, với các đại dự án thua lỗ,  có thể thấy, đây là những dự án nằm trong các ngành công nghiệp đang được bảo hộ, trong các doanh nghiệp nhà nước. Có thể thấy, nơi nào thiếu thị trường, hay chưa đủ thị trường, nơi nào có xin - cho, thì nơi đó nảy sinh các tệ nạn.

Điều này càng cho chúng ta nhận ra việc ngăn chặn các đại án thua lỗ gây thất thoát ngân sách và tăng tính cạnh tranh thị trường cần có sự cải cách mà Hiệp định CPTPP vẫn được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây chính là nguồn tạo động lực cho sự cải cách thể chế sâu rộng đó.

Dự kiến, Hiệp định toàn văn sau công bố sửa đổi và bổ sung những điều khoản mà sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia mà cụ thể đối với Việt Nam trên các khía cạnh để cải cách nhiều lĩnh vực và nâng cao vị thế kinh tế-chính trị, như:

- Về chính trị - đối ngoại: CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

-Về kinh tế: Việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác chính là việc giúp ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), với TPP, GDP có thể tăng thêm 6,7%, góp thêm 15-17% . Còn khi TPP không có Mỹ, GDP tăng thêm chỉ đạt 1,32%, tăng trưởng về xuất khẩu chỉ thêm 4%. CPTPP giúp tăng nhập khẩu 3,8%, còn TPP tăng nhập khẩu 10,5%. Nhưng không vì những con số đó mà mất đi những giá trị cốt lõi của CPTPP.

- Về hội nhập quốc tế: Hiệp định CPTPP có tính mở, khi có nước khác tham gia Hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước tham gia từ đầu thì Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình. CPTPP sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại thế giới, giúp Việt Nam phát triển hoạt động thương mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru – các nước chưa ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam ngoài ra số lượng thành viên của hiệp định này khả năng không chỉ dừng lại ở con số 11 sẽ mở ra một thị trường ngày càng rộng khắp .

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định tương đối toàn diện, bao trùm các nguyên tắc trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều bộ nguyên tắc khác. Chính vì vậy, hiệp định mới vừa tạo cơ hội vừa buộc Việt Nam cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh nói riêng và cải cách thể chế nói chung.

tapchitaichinh.vn
Loading...