Đề cương tuyên truyền Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI

12/03/2012 18:53
Tài liệu tuyên truyền tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI- (theo Hướng dẫn số 71 – KH/BTGTW ngày 17/02/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương)

             I - CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM

1 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 1950 – 1956)

Đại hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 19/4/1950 tại Đại Từ, Thái Nguyên. Dự Đại hội có 168 đại biểu chính thứcđại diện cho 5 triệu hội viên và 10 triệu phụ nữ Việt NamĐại hội được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Lê Đình Thám – Chủ tịch Mặt trận Liên Việt đến dự.

Đại hội đã đề ra 10 nhiệm vụ cụ thể thực hiện trong nhiệm kỳ là: Tham gia ủng hộ chiến đấu; vận động chị em thi đua tăng gia sản xuất; vận động phụ nữ trong vùng địch tạm chiếm; tăng cường sự hoạt động quốc tế; cải thiện đời sống phụ nữ và bảo vệ nhi đồng; cứu tế xã hội; vận động phụ nữ tham chính; củng cố và phát triển Hội; góp phần xây dựng mặt trận thống nhất; tiến hành hợp nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hai chương trình lớn được đề ra trong nhiệm kỳ này là: Chương trình bảo vệ độc lập quốc gia và kiến thiết chế độ dân chủ mới nhân dân và chương trình bảo vệ quyền lợi phụ nữ nhi đồng.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 32 ủy viên, Ban Thường trực Trung ương Hội gồm 9 ủy viên. Đồng chí Lê Thị Xuyến được bầu làm Hội trưởng.

2 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 1956 – 1961)

Đại hội diễn ra từ ngày 26 đến ngày 31/5/1956 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 425 đại biểu chính thức, đại diện cho mọi tầng lớp phụ nữ ở các khu, tỉnh, thành của miền Bắc. Đại hội được vinh dự đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Đảng và Chính phủ đến chúc mừng và chỉ đạo.

Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của Hội gồm 10 điều và 5 chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ là: Đoàn kết phụ nữ cả nước để cùng toàn dân phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; thực hiện nam nữ bình đẳng, giải phóng hoàn toàn phụ nữ; nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho phụ nữ; mở rộng các hoạt động xã hội để nâng cao đời sống của phụ nữ và nhi đồng; đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 50 ủy viên, Ban Thường trực Trung ương Hội gồm 13 ủy viênĐồng chí Nguyễn Thị Thập- Ủy viên BCH TW Đảng được bầu làm Hội trưởng.

3 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 1961 – 1974) và Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam.

3.1 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 1961 – 1974):

Đại hội diễn ra từ ngày 8 đến ngày 13/3/1961 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 450 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 4,5 triệu phụ nữ cả nước và 19 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế. Đại hội được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự Đại hội

Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ lớn cho phong trào phụ nữ Việt Nam là: Tăng cường đoàn kết tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở miền Bắc lên trình độ cao hơn, sâu sắc và triệt để hơn; kiên quyết cùng toàn dân đấu tranh giành hoà bình thống nhất nước nhà; tăng cường đoàn kết hữu nghị với phụ nữ thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đã phát động phong trào thi đua 5 tốt: Đoàn kết sản xuất tiết kiệm tốt; chấp hành chính sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị văn hóa, kỹ thuật tốt; xây dựng gia đình nuôi dạy con tốt.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 76 ủy viên, Ban Thường trực Trung ương Hội gồm 16 ủy viênĐồng chí Nguyễn Thị Thập - Ủy viên BCH TW Đảng tiếp tục được bầu làm Hội trưởng.

Trong lịch sử của Hội, nhiệm kỳ thứ 3 là nhiệm kỳ dài nhất (1961 – 1974), gắn với lịch sử chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc.

3.2 - Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam:

 Ngày 8/3/1965, Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam được triệu tập tại căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh). Tham dự Đại hội có gần 500 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu hội viên các địa phương, tiêu biểu cho phụ nữ trong các phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận...

Chương trình và Điều lệ năm 1965 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng nhấn mạnh các nhiệm vụ: Kiên quyết đấu tranh chống mọi hoạt động áp bức, bóc lột, khủng bố giết chóc, chà đạp nhân phẩm đạo đức của đế quốc Mỹ và tay sai, triệt để bênh vực mọi quyền lợi thiết thân cho mọi tầng lớp phụ nữ; cùng với toàn dân kiên quyết đấu tranh đánh đổ đế quốc Mỹ xâm lược, đánh đổ mọi chế độ bù nhìn phản dân, hại nước, ôm chân đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, giành độc lập dân chủ và hòa bình, tiến tới thống nhất Tổ quốc, thực hiện nam nữ bình đẳng, từng bước giải phóng phụ nữ.

Ban chấp hành Trung ương Hội phát động phong trào thi đua “Năm tốt”: Đấu tranh chống địch tốt; đoàn kết lao động sản xuất tốt; phục vụ tuyền tuyến, đảm đang công tác hậu phương tốt; quản lý gia đình và nuôi dạy con tốt; rèn luyện tư cách đạo đức tốt.

Bà Nguyễn Thị Định - Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam được bầu làm Hội trưởng.

        4 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 1974 – 1982):

 Đại hội diễn ra từ ngày 4 đến ngày 07/3/1974 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 596 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 5 triệu hội viên cả nước và 29 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế. Đại hội được vinh dự đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cho nhiệm kỳ là: xây dựng người phụ nữ xã hội chủ nghĩa làm tốt nghĩa vụ với Tổ quốc, xã hội và gia đình; vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm, cùng các cơ quan, đoàn thể chăm lo quyền lợi, đời sống, sức khỏe phụ nữ, trẻ em, hướng dẫn tổ chức tốt gia đình, làm tròn nghĩa vụ với cách mạng miền Nam, tăng cường đoàn kết hữu nghị với phụ nữ thế giới, củng cố tổ chức Hội, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cải tiến chỉ đạo, chuyển mạnh phương thức hoạt động của Hội.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 114 ủy viên, Ban Thường trực Trung ương Hội gồm 30 ủy viênĐồng chí Hà Thị Quế - Ủy viên BCH TW Đảng được bầu làm Chủ tịch Hội.

Thực hiện chủ trương của Đảng về hoàn thành thống nhất đất nước, ngày 12/6/1976, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội nghị hợp nhất Hội LHPN Giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam.

5 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ 1982 – 1987):

Đại hội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/5/1982 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 800 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 9 triệu hội viên, 25 triệu phụ nữ trong cả nước và 9 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Phạm Văn Đồng, ủy viện Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự, chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đã đề ra 5 nhiệm vụ cho nhiệm kỳ là: đoàn kết, giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy vai trò làm chủ tập thể và ý chí phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng; tiếp tục phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được phát động tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội IV năm 1978; chăm lo những vấn đề phúc lợi và đời sống của phụ nữ, tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới; củng cố tổ chức Hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 109 ủy viênĐoàn chủ tịch có 17 ủy viênBà Nguyễn Thị Định - Ủy viên BCH TW Đảng được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

6 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 1987 – 1992):

Đại hội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/5/1987 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 700 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 10 triệu hội viên và 28 triệu phụ nữ trong cả nước. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự.

Đại hội đã đề ra 8 nội dung phụ nữ cần thực hiện trong công cuộc đổi mới là: Giáo dục xây dựng người phụ nữ mới XHCN; động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, trọng tâm là ba chương trình kinh tế lớn; tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ, điều kiện lao động và sinh hoạt của phụ nữ , trẻ em; làm tốt công tác hậu phương; vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ phát huy vai trò người mẹ, góp phần xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt; tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới, đấu tranh vì hòa bình dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động; xây dựng củng cố cơ sở Hội.

Ngày 8/3/1989 BCH TW Hội LHPN Việt Nam đã phất động hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 98 ủy viênĐoàn chủ tịch có 15 ủy viênBà Nguyễn Thị Định - Ủy viên BCH TW Đảng tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

7- Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 1992 – 1997):

Đại hội diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20/5/1992 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 760 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 10 triệu hội viên và 33 triệu phụ nữ trong cả nước. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội đến dự.

Đại hội nêu rõ: tiếp tục thực hiện hai cuộc vận động của Hội“Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”  “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”; đề ra các mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ với 5 chương trình công tác trọng tâm là: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ; hỗ trợ các hoạt động tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ; chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và giáo dục gia đình; đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng và xây dựng quỹ Hội; tổ chức nghiên cứu và vận động quần chúng tham gia xây dựng, giám sát, kiểm tra chính sách, luật pháp, cơ chế mới có liên quan trực tiếp đến phụ nữ. Nghiên cứu một số vấn đề về gia đình.

Ngày 20/10/1990 BCH TW Hội LHPN Việt Nam đã phát động phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 96 ủy viênĐoàn chủ tịch có 11 ủy viênBà Nguyễn Thị Định - Ủy viên BCH TW Đảng làm Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam, Bà Trương Mỹ Hoa - Ủy viên BCH TW Đảng được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

8 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1997 – 2002):

Đại hội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/5/1997 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 10 triệu hội viên, 24 triệu phụ nữ trong cả nước và 25 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế của 22 nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Ủy ban vì tự do và liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội đến dự.

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội “Đoàn kết, đổi mới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Đại hội nhấn mạnh tiếp tục thực hiện 5 chương trình trọng tâm là: Giáo dụcbồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ phụ nữ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập; chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; nghiên cứu và kiểm tra giám sát.

Đại hội đã phát động phụ nữ cả nước thực hiện hai phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm để xây dựng đất nước”.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 126 ủy viên, BCH quyết định số lượng Đoàn chủ tịch gồm 21 ủy viên, tại Đại hội bầu 19 ủy viên. Bà Trương Mỹ Hoa - Ủy viên BCH TW Đảng được bầu lại là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Tháng 2/1998 Bà Trương Mỹ Hoa đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội, Bà Hà Thị Khiết Ủy viên BCH TW Đảng được BCH Trương ương Hội LHPN Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

9 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2002 – 2007):

Đại hội diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23/02/2002 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 11 triệu hội viên, có 19 đoàn với gần 100 đại biểu phụ nữ quốc tế đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Ủy ban Vì tự do và liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội đến dự.

Đại hội đề ra 6 chương trình trọng tâm là: Giáo dục phẩm chất đạo đứcnâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam – nữ; hoạt động đối ngoại nhân dân.

Đại hội phát động các tầng lớp phụ nữ cả nước thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 132 ủy viên, Đoàn chủ tịch gồm 23 ủy viên. Bà Hà Thị Khiết Ủy viên BCH TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

       10 - Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2007 – 2012):

Đại hội diễn ra từ ngày 01đến ngày 04/10/2007 tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.193đại biểu chính thức, đại diện cho trên 14 triệu hội viên. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến dự và phát biểu ý kiến.

Đại hội quyết định tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng“Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đại hội đã bầu ra BCH TW Hội gồm 154 ủy viên, Đoàn chủ tịch gồm 25 ủy viên. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên BCH TW Đảng được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

 II - KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ X (2007 – 2012)

A - Những đóng góp hiệu quả của phong trào phụ nữ cả nước: phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, 5 năm qua, cùng với toàn Đảng, toàn dân, các tầng lớp phụ nữ đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, năng động sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của địa phương và đất nước trên một số lĩnh vực tiêu biểu sau:

1 - Trong lĩnh vực kinh tế: Chiếm 50,1% lao động khu vực nông thôn, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; các doanh nghiệp chiếm 25% trong đó hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ có trên 3 triệu hộ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện an sinh xã hội.

2 - Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học- công nghệ: Ngành giáo dục – đào tạo, phụ nữ chiếm số đông trong đội ngũ cán bộ giáo viên góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thúc đẩy bình đẳng giới. Tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết đạt 92%; tình trạng trẻ em gái bỏ học sớm đã giảm; nữ sinh chiếm trên 50% trong các trường đại học và cao đẳng; nữ thủ khoa chiếm 61,6% các kỳ tuyển sinh, tốt nghiệp đại học; đội ngũ nữ trí thức tăng cả về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa: thạc sỹ chiếm gần 40%, tiến sỹ trên 21,4%, giáo sư 14,08%, phó giáo sư 37,67%.

3 - Trong lĩnh vực y tế: Chiếm 61,1% lực lượng lao động toàn ngành cùng với những tiến bộ của y học nước nhà, sức khỏe phụ nữ tiếp tục được cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 75,6 tuổi (tăng 3,6 tuổi so với năm 2007).

4 - Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch: Phụ nữ đóng góp vai trò rất quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia ngày ngày càng nhiều trong lĩnh vực báo chí, xuấ bản, văn học nghệ thuật; tham gia hầu hết các bộ môn thi đấu thể thao thành tích cao và đạt nhiều huy chương ở các đấu trường trong nước, khu vực và quốc tế.

5 - Trong gia đình: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

6 - Trong lĩnh vực chính trị: Phụ nữ càng tích cực, chủ động thực hiện quyền công dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp ở cộng đồng; đội ngũu cán bộ nữ trên một số lĩnh vực phát tiển cả về số lượng và chất lưuợng: nữ đại biểu HĐND 3 cấp tăng, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII đạt 24,4%, nữ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện đến trung ương chiếm 31%

 B - Kết quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2007 - 2012:

1 - Công tác tuyên truyền giáo dục: Đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ mọi mặt của phụ nữ, gắn với sự ra đời của các tiểu Đề án nhằm đẩy mạnh công tác TTGD, nổi bật là Đè án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước giai đoạn 2010 – 2015”...; có 9.990 (75,45%) cơ sở Hội có tủ sách của phụ nữ; 1.848 Hội LHPN xã, 19.503 phụ nữ thôn/bản thuộc diện đặc biệt khó khăn có cơ hội tiép cận thông tin thông qua Đề án “Cấp báo Phụ nữ Việt Nam”.

2 - Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình: Các phong trào“Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”“Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”... cùng với các cuộ vận động lớn“Mái ấm tình thương”, “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác” được triển khai sâu rộng khắp cả nước đã tọa nên nguồn động lực to lớn. Tổng dư nợ các nguồn vốn do các cấp Hội quản lý đạt 47 ngàn tỷ đồng đã giúp cho hơn 12 triệu lượt phụ nữ, trong đó chủ yếu là phụ nữ nghèo và cận nghèo được vay vốn.

3 - Tham gia xây dựng, giám sát luật pháp chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, cính đáng của phụ nữ: Biên soạn tài liệu và thực hiện phản biện đối với một số dự thảo Luật (Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Nuôi con nuôi, Luật an toàn thực phẩm, Luật Thi hành án dân sự, Luật phòng chống mua bán người); chủ động tổ chức giám sát việc thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật và chính sách an sinh xã hội (Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Bình đắng giứoi, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định 19/NĐ- CP...) hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của phụ nữ đạt hiệu quả tốt hơn.

4 - Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc: Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt gia đoạn 2010 – 2015”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với nội dung thiết thực đã được các cấp Hội và hội viên phụ nữ cả nước hưởng ứng; công tác phối hợp với các Bộ ngành, ngành Công an, Giáo dục ... trong thực hiện Nghị quyết Liên tịch 01/2002/NQLT và triển khai phong trào “Trường học thân thiên, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường”... tiếp tục được đẩy mạnh.

5 - Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tổ chức bộ máy từng bước được kiện toàn; năng lực tổ chức ngày cảng được nâng lên: Đến cuối nhiệm kỳ, đã thu hút, tập hợp 15.084.543 phụ nữ vào tổ chức Hội, đạt 71,51%, tăng 7,89% so với nhiệm kỳ trước; tỷ lệ phát triển hội viên trong các hộ phụ nữ có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt 80,42%; 100% cơ sở Hội xây dựng được lực lượng hội viên nòng cốt. Việc cấp thẻ cho hội viên được triển khai ở 100% tỉnh/ thành với 67,50% số xã đã phát thẻ; 297 cán bộ hội được khen tặng danh hiệu “Cán bộ Hội cơ sở giỏi toàn quốc”; trên 300 nghìn lượt được tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

6 - Công tác Đối ngoại và Hợp tác quốc tế: Đến nay, Hội đã có quan hệ với 408 tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế tại 106 nước. Công tác vận động nguồn lực quốc tế tiép tục được quan tâm với trên 40 dự án, tập trung vào xây dựng các mô hình mới về nâng cao năng lực lồng ghép giới, tăng quyền năng cho phụ nữ cao tuổi, phòng chống bạo hành đối với phụ nữ, giứoi và ứng phó với biến đổi khí hậu... Một số tỉnh, thành đã tích cự chủ động khai thác nguồn lực quốc tế phục vụ hiệu quả các hoạt động trọng tâm của Hội.

 III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ (2012 - 2017)

 Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội xác định mục tiêu: Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt nam yêu nước, có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

 *Các chỉ tiêu chủ yếu:

1. 80% trở lên phụ nữ được tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính scáh pháp luật của Đảng, Nhà nước và giáo dục phẩm chất đạo đức của phụ nữ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất được ít nhất 05 chính sách về các lĩnh vực hỗ trợ gia đình, hỗ trợ các nhóm phụ nữ đặc thù, lao động nữ, phát triển nguồn nhân lực và cán bộ nữ.

3. Hàng năm, 100% Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh/thành, quận/huyện giám sát được ít nhất 01 chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

4. 100% gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, trong đó 70% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “5 không, 3 sạch”.

5. Đến cuối nhiệm kỳ ít nhất 700.000 chủ hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và được Hội giúp đỡ, trong đó khoảng 400.000 hộ thoất nghèo, hỗ trơ xây dựng 50.000 mái ấm tình thương, vận động hội viên tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất đạt 5000 tỷ đồng.

6. Hàng năm tư vấn nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ, đào tạo nghề cho 50.000 lao động nữ, trong đó khoảng 70% có việc làm sau học nghề.

7. 100% cán bộ chủ chốt cấp trung ương và tỉnh đạt chuẩn chức danh theo quy định, 90% trở lên cán bộ chủ chốt cấp huyện và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.

8. Tỷ lệ thu hút hội viên đạt trên 70% trong tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.

 *3 Khâu đột phá

Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm và giảm nghèo.

Xây dựng được cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách nguồn nhân lực nữ.

Nâng cao năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ Hội cấp trung ương và cấp tỉnh.

*Phong trào thi đua

Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Triển khai sâu rộng hai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang”.

Duy trì, nâng cao chất lượng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kovalevxkaia; xây dựng và phát triển Quỹ giải thưởng Tài năng nữ. Tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo” ở cấp trung ương, tỉnh/thành và “Ngày hội gia đình hạnh phúc” ở các cấp Hội.

 *6 Nhiệm vụ trọng tâm:

Nhiệm vụ 1. Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, giải pháp chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình độ, nhận thức mọi mặt.

Nhiệm vụ 2. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

Nhiệm vụ 3. Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Nhiệm vụ 4. Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ 5. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh./.

(Nguồn: Phòng Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh)

Loading...