Điểm 7: Chùa Xuân Lan

21/10/2022 15:08
Chùa Xuân Lan, thuộc xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái. Được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1999.

 

 

Chùa Xuân Lan được xây dựng từ thế kỷ XVIII theo hướng Nam, trên một vị trí đất cao với tổng diện tích khuôn viên là 1.500m2. Vị trí của Chùa nằm trên trán con rồng và mắt rồng chính là hồ nước phía trước cửa chùa. Năm 2016, chùa Xuân Lan được tỉnh phê duyệt tu bổ, tôn tạo.

Theo Hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, Chùa Xuân Lan có tên chữ là “Linh Quang Cổ Tự”.  Tên gọi Xuân Lan được lấy theo tên của làng (Xuân Lạn), mang ý nghĩa là sự sáng lạn của mùa xuân. Ngoài ra, chùa Xuân Lan còn có tên gọi khác là chùa Đá, do chùa được xây dựng chủ yếu bằng các cấu kiện đá tự nhiên, nguyên khối lấy từ núi Tổ chim. Ngoài nghệ thuật kiến trúc đá, tại chùa Xuân Lan còn lưu giữ được những mảng chạm khắc gỗ có giá trị. Sự kết hợp khéo léo giữa hai chất liệu gỗ và đá đã tạo nên sự vững bền cho bộ khung chịu lực. Đây được đánh giá là một thành tựu trong lĩnh vực xây dựng thời bấy giờ.

Bên cạnh nét độc đáo về kiến trúc, chùa Xuân Lan hiện nay vẫn còn lưu giữ được một hệ thống tượng có hàng trăm năm tuổi. Hình dáng và cách bài trí tượng phật tại đây mang đậm nét văn hóa thuần Việt. Trong đó, tiêu biểu nhất là một số bức tượng như: tượng Thích Ca, hai pho tượng Tam Thế (Vị Lai và Quá Khứ), bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng A Di Đà phát quang…

Trong chùa còn đặt tảng đá thờ phụng như một vật thờ rất linh thiêng.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Xuân Lan  là nơi hội tụ các tầng lớp yêu nước và là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của địa phương. Đây từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và cũng là nơi trú quân của một Tiểu đoàn Đệ tứ chiến khu Đông Triều do Đ/c Nguyễn Khuyến chỉ huy. Sau năm 1945, dưới sự truy sát gắt gao của Thực dân Pháp và bọn địa chủ cường hào trong vùng, ngôi chùa vẫn là nơi hoạt động của các Phật tử yêu nước, nơi quy tụ của phong trào yêu nước trong vùng. Năm 1946, lá cờ Tổ quốc đã được ông Nguyễn Văn Sáu (Thôn Hồ Nam, xã Hải Xuân) kéo lên ngay trên nóc chùa. Cùng năm này, tại chùa Xuân Lan phật tử và nhân dân sống quanh khu vực đã tổ chức lễ tế cờ để diệt quân Pháp và bè lũ tay sai. Trong cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước, Chùa là nơi đưa tiễn hàng ngàn con em địa phương lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

Chùa Xuân Lan mang nét đặc trưng của Phật giáo thuần Việt; cùng với đình Trà Cổ, chùa Nam Thọ, đền Xã Tắc đã tạo thành những “cột mốc văn hóa” vững chắc nơi địa đầu biên cương của Tổ quốc.

Thuyết minh tiếng anh: XUAN LAN PAGODA

Xuan Lan Pagoda is situated in Hai Xuan commune, Mong Cai city, which was built in the 18th century. The position of the pagoda is on the dragon's forehead and the dragon's eye is the lake in front of the pagoda door. The pagoda was mainly built of natural and monolithic stones, taken from Bird's Nest Mountain. In addition to its unique architectural features, Xuan Lan Pagoda now still retains a system of hundreds-of-years-old statues imbued with pure Vietnamese culture.

Thuyết minh tiếng Trung: 春兰寺

春兰寺,位于芒街市春兰乡,建设于18世纪。春兰寺所在位置正立于龙的额头上,而寺庙前方的湖泊则正是龙的眼睛。春兰寺建设所用材料主要为取自鸟巢山上的原石块。除独特的建筑外,春兰寺目前仍然保留着浓郁越南文化底蕴的雕刻体系。

Phòng VH-TT
Loading...