Đoàn đã tổ chức chiêu thương tại TP Hải Phòng và các tỉnh phía Nam (Việt Nam) gồm các địa phương của tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng. Theo đó Đoàn công tác đã khảo sát và làm việc tại thành phố Hải Phòng và tới thăm Công ty cổ phần cảng Hải Phòng. Công ty cổ phần cảng Hải Phòng có các đơn vị trực thuộc là chi nhánh cảng Chùa Vẽ và chi nhánh cảng Tân Vũ có 5 công ty con 7 công ty liên doanh liên kết cung cấp các dịch vụ bốc xếp vận tải hàng hóa đường sắt, đường bộ, đường thủy, kho bãi lưu trữ hàng hóa, sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng các công trình dân dụng và các dịch vụ logictic hiện đại khác. Hiện công ty đang triển khai dịch vụ cảng điện tử nhằm tối ưu hóa quy trình khai thác nâng cao hiệu quả hoạt động. Dịch vụ này giúp tự động hóa các thủ tục xuất nhập khẩu bốc xếp và lưu kho mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng cường minh bạch, giảm sai sót và cho phép theo dõi hàng hóa theo thời gian thực.
Đoàn công tác đã khảo sát và làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên Yến sào Khánh Hòa. Công ty hiện đang quản lý 32 Đào Yến với 169 hang yến và 26 đơn vị trực thuộc công ty cổ phần thành viên với hơn 5.500 lao động có trình độ và tay nghề cao. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ tại các hang yến nâng cao sản lượng và chất lượng yến sào đảo yến Thiên Nhiên Khánh Hòa và đã phát huy thế mạnh của các nhà khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên yến sào đảo thiên nhiên trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước và châu Á về sản lượng Yến Sào thiên nhiên đồng thời công ty thực hiện liên kết hỗ trợ khôi phục phát triển các đảo yến, làng yến thiên nhiên tại các tỉnh duyên hải trải dài từ Quảng Bình đến Côn Đảo, vực dậy tiềm năng phát triển các hang đảo yến ở Khánh Hòa và trên toàn quốc với nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại và nhiều dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các sản phẩm được chế biến từ yến sào đảo thiên nhiên bổ dưỡng đến với người tiêu dùng trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường các nước tại Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Lào, Campuchia và các nước Asean.
Tiếp tục chương trình công tác chiêu thương, đoàn công tác cũng đã đến thăm thăm cơ sở chế biến xoài Cam Lâm, khảo sát vườn trồng xoài và cơ chế chế biến xoài Cam Lâm. Xoài Cam Lâm là một trong những đặc sản nổi tiếng của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng cao và đã trở thành một thương hiệu nông sản nổi bật của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Huyện Cam Lâm là thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với hơn 8.800 ha chiếm 60 % diện tích trồng xoài cả tỉnh đạt hơn 4.000 ha năng suất trung bình 58.43 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 38.224 tấn. Xoài Cam Lâm đã mang lại thương hiệu trong cả nước năm 2016 được Cục sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu xoài Cam Lâm cho 3 loại xoài Canh Nông, Cát Hòa Lộc và Úc. Tiếp theo chương trình chiêu thương, đoàn công tác cũng sẽ đi chiêu thương tại tỉnh Lâm Đồng.
Được biết, trước đó, Đoàn công tác đã xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với các doanh nghiệp 2 địa phương 2 nước thực hiện công tác chiêu thương, tổ chức triển khai các hoạt động khảo sát, chiêu thương theo đúng quy định đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhiệm vụ công tác đề ra.
Đây là một trong chuỗi các hoạt động khuôn khổ Hội chợ thương mại du lịch Quốc tế Trung - Việt lần thứ 16, năm 2024, Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa 2 địa phương 2 nước./.