HĐND Thành phố giám sát việc triển khai và chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn

22/08/2024 14:35
Ngày 22/8, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố do đồng chí Dương Thị Huệ, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND Thành phố và các cơ quan, đơn vị, xã phường liên quan về việc triển khai, chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 – 2024. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Phúc Vinh, Phó chủ tịch UBND Thành phố.

 

Quang cảnh buổi làm việc
Đồng chí Dương Thị Huệ, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố, Trưởng đoàn giám sát phát biểu

Theo báo cáo tại cuộc họp, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh, Thành ủy, HĐND Thành phố, sự chủ động, tích cực của các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan Thường trực (Công an Thành phố) trong việc tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH Thành phố, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH được triển khai sâu rộng, đa dạng dưới nhiều hình thức; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC được đẩy mạnh. Thành phố đã ban hành 109 công văn kiến nghị về PCCC; ban hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với 18 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.

Công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, chế độ bảo quản bảo dưỡng phương tiện chữa cháy; công tác huấn luyện nghiệp vụ nâng cao trình độ cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH được thực hiện thường xuyên; kịp thời chữa cháy có hiệu quả các vụ cháy xảy ra trên địa bàn không để xảy ra cháy lan cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Việc hướng dẫn UBND cấp xã triển khai thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2021 của Chính phủ được kịp thời, công tác duy trì, xây dựng mới các mô hình an toàn về PCCC&CNCH từng bước có hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Phúc Vinh, Phó chủ tịch UBND Thành phố phát biểu tại buổi làm việc

Tính đến nay đã có 25.959 hộ gia đình trang bị bình chữa cháy và được tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về PCCC và CNCH; duy trì hoạt động hiệu quả 102 mô hình“Tổ liên gia an toàn PCCC”; 34 “Điểm chữa cháy công cộng”; 01 Mô hình “Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và cảnh báo nguy cơ dẫn đến cháy, nổ đến chủ cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC”; 02 Mô hình “Khu dân cư an toàn PCCC” tại khu 1, phường Trần Phú và Thôn 2, xã Vĩnh Thực.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, tổ chức huấn luyện, duy trì hoạt động hiệu quả 100 đội dân phòng với 1.000 đội viên; 379 đội PCCC cơ sở với 1.995 đội viên; 100% các đội dân phòng được trang bị trang thiết bị, phương tiện PCCC bảo đảm theo quy định. Thành phố đã bố trí ngân sách cho các hoạt động nghiệp vụ PCCC&CNCH với tổng kinh phí trên 5,3 tỷ đồng; bố trí nguồn kinh phí đối với các công trình, dự án phục vụ công tác PCCC với số tiền trên 35 tỷ đồng trong giai đoạn 2021- 2024.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra một số tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nhằm triển khai tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Thông qua việc giám sát nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (PCCC); nâng cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng; nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC.

Đại biểu đóng góp ý kiến tại cuộc họp

Phát biểu kết luận, đồng chí Dương Thị Huệ, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận, đánh giá cao việc UBND Thành phố đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, bố trí thành phần nghiêm túc, đầy đủ cơ bản theo yêu cầu của Đoàn giám sát; báo cáo cơ bản bám sát đề cương, đánh giá đúng thực tiễn thể hiện đầy đủ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chính quyền trrong thời điểm giám sát. Trong đó có thành lập BCĐ, ban hành các quy chế, nội quy và biện pháp về PCCC, rõ trách nhiệm người đứng đầu, từng cá nhân, tổ đội, kịp thời điều chỉnh theo thực tiễn và có sự thay đổi nhân sự, phân công lãnh đạo rõ người rõ việc thực hiện quản lý, phát huy tốt vai trò người đứng đầu. Chủ động khắc phục các hạn chế khó khăn để hoàn thành  tốt các nhiệm vụ đề ra, đạt một số kết quả nổi bật.

Xác định công tác PCCC&CNCH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì liên quan đến tính mạng tài sản của nhân dân, của nhà nước nhất là sau khi có nhiều vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn cả nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới. Đoàn đánh giá cao việc thời gian qua, kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, không gian đô thị ngày càng mở rộng, các trung tâm thương mại, chợ nhà cao tầng, kho tàng bến bãi ngày càng gia tăng, được sự quan tâm chỉ đạo toàn diện, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, UBND thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai một số giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cuộc sống nhân dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhất là tập thể lãnh đạo người đứng đầu đã đổi mới tư duy, cách làm, cách tiếp cận về công tác PCCC. Làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn PCCC, kiểm tra xử lý vi phạm, nhân rộng các mô hình hiệu quả; nâng cao ý thức chấp hành của mọi người dân, huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, nguồn lực của toàn xã hội để phát triển các cơ sở hạ tầng, phục vụ cho công tác PCCC&CNCH. 

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại đó là: Công tác kiểm tra giám sát về PCCC có lúc có nơi còn chưa thường xuyên; công tác phối hợp giữa một số cơ quan đơn vị, địa phương trong quản lý trật tự đô thị, xây dựng, vi phạm hành lang giao thông, lưới điện, cấp nước có nội dung còn chậm. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên người đứng đầu cơ sở, địa phương về công tác PCCC chưa cao, có tư tưởng trông chờ lực lượng Công an. Công tác tuyên truyền, phong trào toàn dân tham gia PCCC ở một số địa phương cơ sở còn chưa thực sự hiệu quả. Việc tiếp cận, thực tập kiến thức tập kỹ năng PCCC một số tổ chức, cá nhân còn bất cập...

Đồng chí Dương Thị Huệ, Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố, Trưởng đoàn giám sát nhấn mạnh: Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC của các cấp chính quyền; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị nhất là cơ sở chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở về việc chấp hành nghiêm quy định pháp luật về PCCC, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC trên địa bàn thành phố đồng thời từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những giải pháp trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn và tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung. Trong đó hướng tới mục tiêu “Phòng là chính”. Kiên quyết không để xảy ra cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn chặn, đẩy lùi, triệt tiêu các nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ, sự cố, tai nạn, nhất là tại khu dân cư đô thị, chung cư cao tầng, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh, quán karaoke, vũ trường, trường học, trong ngành than, khu công nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, kho chứa hàng hóa.

Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, nòng cốt là lực lượng công an chuyên trách trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Giữ vững an toàn cháy, nổ để ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống và sự chủ động của người dân đối với công tác phòng chống cháy nổ, phòng ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn. 

Các cấp chính quyền, ban, ngành, cơ quan, đơn vị bám sát phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, từ xa, từ sớm, từ cơ sở để vận hành cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, sẵn sàng trong xử lý tình huống theo tinh thần phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, bí thư, chủ tịch UBND các cấp cần nắm rõ danh sách, địa chỉ, hiện trạng các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ thuộc thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trước thành phố

Tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả, thực chất các chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là ở cấp cơ sở (xã, phường, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị). Việc củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC&CNCH Thành phố và Ban Chỉ đạo PCCC&CNCH các xã, phường cần rà soát, thực hiện thường xuyên. 

Rà soát công tác quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nhất là khi thành phố hoàn thành 9 quy hoạch phân khu chức năng gắn với quy hoạch mạng lưới giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Các đô thị cũ, khu tái định cư phải rà soát, khắc phục triệt để tình trạng người dân lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình trên rãnh thoát nước đô thị và hành lang phòng cháy, chữa cháy, hành lang lưới điện. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực XHH  tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.

Tăng cường truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số phục vụ công tác truyền thông, giáo dục, khuyến cáo người dân đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nguồn lửa, đảm bảo lối thoát nạn thứ 2;  nhất là các hộ kết hợp giữa kinh doanh và để ở vận động tự tháo dỡ chuồng cọp lồng sắt, chủ động trang bị phương tiện PCCC theo từng loại hình. Triển khai  sâu rộng, thực chất phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.  Gắn đánh giá rút kinh nghiệm  để Nhân rộng các mô hình: tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng, đổi vũ khí vật liệu nổ lấy bình chữa cháy, phát triển đội ngũ tình nguyện viên tham gia chữa chấy. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác PCCC đã ban hành để người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thuận lợi trong triển khai thực hiện, đáp ứng cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ. Chú trọng tổ chức diễn tập, thực hành cho nhân dân về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, thực hiện nghiêm túc chế độ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm; Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, bảo đảm việc nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy nhanh chóng, thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố, Ủy ban MTTQ thành phố, các cơ quan, đơn vị, sở ngành có liên quan và UBND các địa phương phối hợp, triển khai hiệu quả; yêu cầu các Ban, các Tổ và đại biểu  HĐND thành phố, Văn phòng và nghiêm túc thực hiện, tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định. 

Hải Ninh
Trung tâm TT&VH Móng Cái
Loading...