Cầu Bắc Luân xưa (Ảnh tư liệu)
Đầu năm 1898, sau khi chiến tranh Trung-Pháp kết thúc, Pháp và Trung Quốc hợp tác xây dựng cây cầu sắt bắc qua sông Bắc Luân nối liền Móng Cái và Đông Hưng. Tổng chiều dài cây cầu là 118 m với toàn bộ kết cấu trên dưới của mặt cầu và trụ cầu đều bằng sắt thép. Cầu có 3 trụ và 4 làn đường, mỗi trụ cầu đều được xây bằng kết cấu bê tông. Cây cầu này thi công trong hai năm thì hoàn thành. Sau khi xây dựng xong còn có quy định: 3 năm tổng bảo dưỡng 1 lần, 1 năm kiểm tra sửa chữa sơ bộ một lần, hai bên cùng chịu trách nhiệm phí sửa chữa.
Trải qua hơn 30 năm sử dụng, phần khung sắt của cây cầu bị gỉ và hao mòn dần. Những tấm thép lót của mặt cầu đã bị thủng. Vào mùa hè người dân đi qua cây cầu này thường bị bỏng chân, do vào thời gian đó một bộ phận những người dân các vùng phụ cận có thói quen đi chân đất. Thế nên, khi tu sửa cây cầu, người dân đã rải bê tông thay thế những tấm thép lát mặt cầu.
Cây cầu ngày trước sử dụng phần khung bằng sắt (Ảnh tư liệu)
Sau khi chiến tranh chống Pháp giành thắng lợi, quan hệ hai nước Trung-Việt bước vào thời kì hữu nghị. Trong năm 1957, chính quyền địa phương hai nước Việt-Trung quyết định cùng đầu tư xây dựng lại cây cầu. Cầu dài 111m gồm 5 nhịp xi măng cốt thép cao 22.2 m, mặt cầu rộng 7 m, đường dành cho người đi bộ rộng 1.5m, độ cao tiêu chuẩn của mặt cầu là 102.2 m so với mực nước là 101.68 m. Điểm đầu cầu bên Trung Quốc chếch k657 + 11.09; điểm đầu cầu Việt Nam chếch k658 + 35.91. Tổng dự toán đầu tư là 582.000 tệ. Hai bên lan can cầu sẽ lắp hệ thống đèn chiếu sáng. Hai nước Trung – Việt đã tạm thời thành lập “Ủy ban xây cầu”.
Ngày 17 tháng 11 cùng năm, cây cầu chính thức được khởi công xây dựng lại. Trong suốt quá trình xây dựng, các cán bộ, công nhân viên và các kiến trúc sư đã không quản ngại mưa gió, khó khăn gian khổ, ngày đêm xây dựng cây cầu. Trong thời gian này, đoàn đại biểu Triều Tiên tới Trung Quốc cũng đã đến hiện trường tham quan công việc xây dựng cây cầu này.
Ngày 25 tháng 5 năm 1958 tổ chức lễ khánh thành cây cầu Hữu Nghị Bắc Luân. Hàng nghìn người dân, các bộ các cơ quan của hai thị trấn Đông Hưng và Móng Cái cùng tham gia lễ khánh thành. Ông Trần Nhữ Đường - Phó chủ tịch tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc và ông Đỗ Mẫn – Chủ tịch tỉnh Hải Ninh cùng cắt băng khánh thành. Ông Bành Tổ - cục trưởng cục Công trình số 2 của bộ Giao Thông Trung Quốc đại diện cho phía Trung Quốc tặng mô hình cây cầu Hữu Nghị Bắc Luân cho ông Trần Văn Cầu-Cục trưởng cục Đường bộ Bộ Giao Thông và Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Ông Trần Nhữ Đường phó chủ tịch tỉnh Quảng Tây cùng các cán bộ phía Trung Quốc trồng “cây Hữu Nghị” ở đầu cầu.
Cầu nhiều lần bị phá hỏng và được xây, sửa lại (ảnh tư liệu)
Cây cầu sau khi hoàn thành và thông xe, đã có những tác động vô cùng tích cực trong việc phát triển kinh tế mậu dịch đối ngoại của hai nước Việt-Trung và vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngày 19 tháng 2 năm 1960 khi chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Móng Cái-Quảng Ninh, đồng chí Hoàng Chính-Bí thư tỉnh Hải Ninh và hơn 20 người khác đã cùng đưa chủ tịch Hồ Chí Minh đi bộ từ Móng Cái qua cây cầu Bắc Luân tới Đông Hưng.
Mùa thu năm ấy, đồng chí Đào Chứ bí thư tỉnh Quảng Tây đã tới Đông Hưng, khi tới thị sát tại cây cầu Hữu Nghị Bắc Luân đồng chí đã tự tay viết dòng chữ, sau đổi tên “Cây cầu Hữu Nghị sông Bắc Luân” thành “Cây cầu Hữu Nghị Việt Trung”, về sau người ta đã treo bút tích của đồng chí Đào Chư lên đầu cầu như một bức hoành phi.
Vào ngày 30 tháng 2 năm 1979 cây cầu bị phá hủy; rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm ấy cây cầu một lần nữa bị phá hỏng. Từ năm 1989, quan hệ hai nước dần được khôi phục. Vào năm 1992, hai nước đã có cam kết xây dựng lại cây cầu. Ngày 14/3, ông Đường Thượng Quỳnh cục trưởng cục giao thông huyện Phòng Thành đã trở thành đặc phái viên liên lạc trong việc xây dựng lại cây cầu của sở giao thông tỉnh Quảng Tây. Sau đó để hai đoàn chuyên gia thuộc hai tỉnh của hai nước đàm phán về việc chuẩn bị xây dựng lại cầu, ông đã bốn lần cùng với phiên dịch gặp gỡ ông Nguyễn Duy Hưng Giám đốc sở giao thông tỉnh Quảng Ninh tại Hòn Gai.
Ngày 22 tháng 6 bắt đầu đàm phán, vào ngày 26 tại Hòn Gai – Quảng Ninh đoàn đại biểu hai nước chính thức kí kết thỏa thuận xây dựng lại cầu. Thỏa thuận của hai nước sẽ xây dựng lại cây cầu theo hình dáng cầu năm 1958, các tham số thiết kế về cơ bản là không thay đổi, dự toán tổng đầu tư là 1.800.000 nhân dân tệ, mỗi bên chịu một nửa. Trung Quốc có trách nhiệm đầu cầu Đông Hưng với 3 nhịp cầu, Việt Nam chịu trách nhiệm đầu cầu Móng Cái với 2 nhịp cầu. Trung Quốc sẽ do Cục Giao thông huyện Phòng Thành kết hợp với Cục đường bộ khu Khâm Chân cũ chịu trách nhiệm xây dựng lại cây cầu.
Một góc cầu Bắc Luân ngày nay
Ngày 1 tháng 9 năm 1992 bắt đầu khởi công xây dựng, trải qua hai năm thi công tới ngày 17 tháng 4 năm 1994 cây cầu được thông xe. Sau khi được đưa vào sử dụng, cây cầu đã góp phần đưa kinh tế của hai nước phát triển nhanh chóng. Chỉ riêng trong năm 2003 tại cây cầu này đã có hơn 2.200.000 người xuất nhập cảnh và nhanh chóng trở thành cửa khẩu lớn thứ 3 toàn quốc.
Dưới cây cầu, dòng sông Bắc Luân lững lờ trôi, thuyền bè du lịch qua lại như mắc cửi. Con người và cây cầu như luôn luôn sát cánh bên nhau cùng chứng kiến khoảng thời gian vô cùng khó khăn cũng như sự phát triển giữa hai địa phương hai nước ngày hôm nay.