Móng Cái: Triển khai đồng bộ một số biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi.

07/03/2019 08:04
Theo Thông tin tình hình dịch bệnh từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh : Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 06 tỉnh thành trong cả nước : Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam tổng số lợn phải tiêu hủy bắt buộc 2.349 con.

     

Các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn TP Móng Cái đang theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh. (ảnh: Phạm Tăng)

    Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên vật nuôi đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn trên địa bàn Thành phố. Phòng Kinh tế đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai nghiêm túc Công điện của UBND tỉnh và các nội dung chỉ đạo của UBND Thành phố tại các văn bản số 432/VP-UBND ngày 25/02/2019; Số 454/UBND-VP ngày 26/02/2019.

Phòng Kinh tế tổng hợp các thông tin dịch bệnh và hướng dẫn triển khai các biện pháp kỹ thuật ứng phó ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi cụ thể như sau :

1. UBND các xã, phường tuyên truyền hộ chăn nuôi không quá hoang mang với bệnh Dịch tả lợn Châu phi; Tiếp tục duy trì ổn định và phát triển chăn nuôi song song với công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học (theo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT và QCVN 01-15:2010/BNNPTNT tại Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT; chăn nuôi theo hướng áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 và Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi (có hướng dẫn chi tiết kèm theo).

3. Thường xuyên và định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ, kinh doanh thực phẩm và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly khu vực chăn nuôi theo quy định của Thú y.

4. Khuyến cáo người dân thực hiện tốt chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ để hình thành sản phẩm theo chuỗi có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt “5 không”: không giấu dịch; không bán chạy gia súc gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh.

Loading...