Móng Cái tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

22/05/2024 06:43
Thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy (PCTT&TKCN, PCCC) ở thành phố Móng Cái đã có những chuyển biến tích cực. Thành phố luôn chủ động trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai”.

Móng Cái là thành phố biên giới, cửa khẩu phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 180 km về phía Đông. Phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa; Phía Đông - Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Móng Cái có tổng chiều dài bờ biển khoảng 55km. Tổng diện tích tự nhiên 519,58 km2; Dân số: 110.254 người; có 17 đơn vị hành chính bao gồm 08 phường và 09 xã, cơ cấu kinh tế chủ yếu: Ngành dịch vụ chiếm 59%, Công nghiệp TTCN chiếm 35%, Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 6%;

Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển, địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, hiện toàn thành phố có 21 hồ chứa nước theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Ban hành quy định phân cấp quản lý để khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và 02 đập dâng phục vụ sản xuất nông nghiệp (06 hồ chứa do Công ty TNHH 1TV thủy lợi Miền Đông quản lý khai thác vận hành theo quy định), còn lại 15 hồ chứa nước trên địa bàn được UBND các xã, phường quản lý.

Móng Cái có tổng số 71,52 km đê trong đó có 5,0 km đê sông và 66,52 km đê biển. Hiện chỉ có khoảng 42 km đê được nâng cấp chống chịu được bão cấp 9 kết hợp triều tần suất 5%, còn lại hầu hết các tuyến đê chỉ chịu được bão dưới cấp 8.

Thành phố Móng Cái quản lý chặt chẽ đối với tàu chở khách, hàng hóa tại Bến Mũi Ngọc

Từ thực trạng trên, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trên địa bàn Thành phố luôn xác định và đề cao tinh thần trong công tác phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Trước mùa mưa bão hàng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã kịp thời chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN  Thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn và các xã, phường tiến hành rà soát các nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu trọng điểm cần chú ý để xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với điều kiện của địa phương.

Năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, ít xuất hiện mưa, bão lớn. Bên cạnh đó do làm tốt công tác phòng trừ từ trước và ý thức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện tốt trong công tác PCTT-TKCN nên không xảy ra thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và doanh nghiệp.

          Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Tỉnh ”, thời gian qua, Ban Thường vụ Thành ủy Móng Cái đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, gắn trách nhiệm người đứng đầu và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tố chức thực hiện. Phải xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò gắn với ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác này theo phương châm “3 trước ”, “4 tại chỗ”, chủ động từ xa, từ sớm, từ cơ sở và gắn với xây dựng cộng đồng an toàn với tinh thần “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục tích cực, khẩn trương và hiệu quả”. Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật; Chỉ thị số 42- CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai”, Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 04/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và của Tỉnh, Thành phố về công tác này.

Tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân vào cuộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan và chất lượng tổ chức thực hiện ở các cấp chính quyền, nhất là trong công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực này, tạo sự đồng thuận cả về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội trước tác động ngày càng tiêu cực của thiên tai; tập trung nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ từ Thành phố đến cơ sở, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương để tạo ý thức chủ động tham gia.

Người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đặc biệt là Chủ tịch UBND Thành phố, Thủ trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ƯBND các xã, phường theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động bám sát, nắm chắc tình hình, thường xuyên chỉ đạo, tố chức triển khai thực hiện các nội dung công việc liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về rủi ro thiên tai do nguyên nhân chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm.

Thành phố đang khẩn trương tổ chức cắt, tỉa cây xanh trong đô thị, đảm bảo an toàn cho mùa mưa bão 

Bước vào mùa mưa bão 2024, để chủ động công tác ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, TP Móng Cái đã rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ Thành phố đến xã, phường (do đồng chí Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban) bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; xác định rõ trách nhiệm công việc, phân công địa bàn phụ trách cụ thể cho từng thành viên để bám sát địa bàn chỉ đạo thường xuyên, nhất là khi có sự cố, tình huống thiên tai; tăng cường đầu tư vật tư, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng ứng phó khi có sự cố, thiên tai xảy ra, không để xảy ra tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị, thiếu phương án bổ sung. Hoàn thiện, phê duyệt các phương án ứng phó thiên tai, bảo đảm tuyệt đối an toàn tài sản, tính mạng người dân (trong đó, trọng tâm là hiện tượng sạt lở đất, đổ kè, lũ quét, bão mạnh, giông lốc gây đắm tàu, thuyền trên biển, mưa lũ lớn, ngập lụt diện rộng, chia cắt địa hình, vỡ đê, vỡ đập,...) và tổ chức diễn tập công tác phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng theo từng phương án phù hợp với từng loại hình thiên tai, sự cố. Khẩn trương tổ chức cắt, tỉa cây xanh trong đô thị; nạo vét các sông, suối, mương, cống tiêu, hệ thống thoát nước, nạo vét tuyến luồng đường thủy nội địa, kiểm tra hạ tầng kỹ thuật trong đô thị đảm bảo an toàn; kiên quyết không để xảy ra tình trạng ngập lụt diện rộng, kéo dài và xử lý dứt điểm các vị trí có khả năng ngập lụt cục bộ.

Cùng với đó, thành phố tăng cường công tác quản lý, vận hành hồ, đập chứa nước đảm bảo an toàn, điều tiết họp lý mực nước theo đúng quy trình, quy định; sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, thông tin, cảnh báo kịp thời cho người dân ở hạ du trong trường hợp phải xả lũ. Kiểm tra, rà soát, tiến hành gia cố, duy tu, sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập, đê điều, các điểm có nguy cơ ngập lụt, sạt lở trên các tuyến giao thông đường bộ đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tai nạn đắm tàu, chết người đối với tàu chở khách, hàng hóa tại Bến Mũi Ngọc, tàu hoạt động trên các tuyến luồng đường thủy nội địa, khai thác thủy sản. Đặc biệt lưu ý các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối khi có tình huống thiên tai đối với các điểm nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trên địa bàn các xã, phường.

Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu đang thi công các công trình thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình...

Thu Hằng
Trung tâm TTVH
Loading...