Móng Cái từng bước vươn mình

12/05/2015 08:17
TP.Móng Cái có 78,444 km đường biên giới trên bộ và trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, có một cửa khẩu Quốc tế, cùng hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện và các điểm kiển tra hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới và giao thương với thị trường rộng lớn của khu vực Tây Nam Trung Quốc. Những năm qua, Móng Cái đang phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của mình, để trở thành một thành phố năng động ở miền địa đầu Tổ quốc.

Khu vực Cửa khẩu Quốc tề Móng Cái 

Nỗ lực vươn lên

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2006-2011, tổng giá trị hàng hoá hai chiều ua cửa khẩu Móng Cái đạt 18.070 triệu USD, tăng bình quân 26,25%/năm, chiếm 95,7% tổng kim ngạch hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và chiếm trên 40% tổng kim ngạch hàng hóa XNK qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc (Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng). Thu thuế XNK qua cửa khẩu Móng Cái chiếm 85,3% tổng thu qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Quảng Ninh và chiếm 28,5% tổng thu xuất nhập khẩu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái năm 2011 đã tăng hơn 20 lần so với năm 1996. Thị trường nội địa phát triển ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội, giai đoạn 2006- 2011 đạt 21.294 tỷ đồng, tăng bình quân 23,55%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 18.067,4 tỷ đồng, tăng bình quân 22,5%/năm. Hiện nay, thành phố có 4 trung tâm thương mại, 14 chợ với trên 4.725 điểm kinh doanh, tổng vốn đầu tư đạt gần 1.000 tỷ đồng.

Từ năm 2011 đến nay, tổng giá trị hàng hoá XNK qua Cửa khẩu Móng Cái đạt 14.160 triệu USD, tăng bình quân đạt 7,2%/năm. Thu thuế XNK giai đoạn 2011-2014 đạt 1.792,6 tỷ đồng.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, từ năm 1996 - 2014, Móng Cái đã đầu tư xây dựng 1.150 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là 3.400 tỷ đồng, nhằm phục vụ phát triển thương mại du lịch - dịch vụ, các ngành kinh tế, văn hoá xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Nhà máy sản xuất sợi Texhoong Ngân Long đã góp phần quan trọng cho kinh tế Công nghiệp Móng Cái

Từ một địa phương phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên, đến nay Móng Cái đã tự cân đối thu chi ngân sách và đóng góp vào vào ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương; các năm gần đây đều tăng và vượt chỉ tiêu dự toán được giao. Giai đoạn từ 2006-2011, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 6.268 tỉ đồng, tăng 3,9 lần so với giai đoạn trước 1.800 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 16,2%/năm. Giai đoạn 2011-2014, thu ngân sách ước đạt 4.636 tỉ đồng, trong đó thu nội địa đạt 2.063 tỉ đồng (tăng gấp 1,47 lần so với 2010), tốc độ tăng bình quân đạt 9,2%/năm. Móng Cái luôn là địa phương đứng trong tốp 3 của Quảng Ninh về thu ngân sách (sau thành phố Hạ Long, Cẩm Phả).

Khó khăn còn phía trước

Tuy nhiên, trên thực tế, Móng Cái đang đối mặt với kết cấu hạ tầng, nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năng lực cạnh tranh của thành phố yếu kém do thiếu các điều kiện để phát triển; các cơ chế, chính sách và quản lý hiện hành chưa thu hút được các nguồn lực tạo nên sự bứt phát phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực.

Do đó, với nhận thức, Móng Cái có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Quảng Ninh nói riêng và toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam nói chung, trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng Móng Cái trở thành thành phố Cửa khẩu Quốc tế hiện đại cần được xem là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và khẩn trương. Cần tiếp cận vấn đề từ lợi ích quốc gia với tầm nhìn tổng quát, toàn diện và dài hạn để xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp, cơ chế, chính sách vượt trội mang tính chất chiến lược mà tìm ra các khâu then chốt để độp phá nhằm tập trung được nguồn lực đầu tư phát triển. Trong đó, cần ưu tiên xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trong, tạo nền móng để nâng tầm phát triển thành phố trong tương lai. Cách nhìn tổng thể này còn bao gồm cả việc đặt phát triển Móng Cái trong hệ thống Móng Cái – Hải Hà – Vân Đồn – Hạ Long – Hải Phòng, gắn việc xây dựng đặc khu kinh tế Móng Cái – Hải Hà với đặc khi kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cô Tô như tinh thần của Đề án “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh” do Tỉnh ủy Quảng Ninh đang xây dựng và chuẩn bị trình Bộ Chính trị…

Bá Khang
Đài TT-TH
Loading...