Phường Ka Long: Giải pháp giữ vững và nâng cao hiệu quả Chỉ số đo lường chuyển đổi số

29/07/2024 11:19
Năm 2024, xác định chuyển đổi số và cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, phường Ka Long tiếp tục thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện thường xuyên, liên tục, toàn diện, bền vững; hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số sát với tình hình địa phương, thực hiện có hiệu quả và thực chất. Phân tích đánh giá mức độ thực hiện 8 trục tiêu chí cụ thể, chính xác để tiếp tục giữ vững các chỉ số đã đạt ở mức cao nhằm nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp
Tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen cho UBND phường Ka Long và đồng chí Lê Đức Chung - Công chức phường đã có thành tích trong triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI).

Tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ so đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI); chỉ số hiệu quả quản trị của cấp huyện (DGI); chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số các cơ quan nhà nước (DTI). Phường Ka Long đạt 747,2/1000 điểm, xếp hạng 01/177 xã, phường trong toàn tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI), năm 2023

Theo đó, UBND phường đã triển khai thực hiện chuyển đổi số theo kế hoạch và lộ trình, một số nội dung chuyển đổi số đã đi vào cuộc sống được cán bộ, công chức phường triển khai thực hiện phục vụ nhân dân và du khách trên địa bàn phường và được đánh giá cao: Các kỳ họp “không giấy tờ”; giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình 5 bước; cử nhân lực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số; cán bộ, công chức phường chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hoá công sở; 100% văn bản được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử; 100% các văn bản của phường được lãnh đạo, công chức sử dụng chữ ký số; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thuế điện tử; thu - chi ngân sách minh bạch; công khai số điện thoại của cán bộ, công chức nhằm giải quyết các công việc công khai, tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi trực tiếp, nhanh chóng và hiệu quả; công khai kết quả giải quyết các thủ tục hành chính; tỉ lệ “hài lòng” của người dân trong quyết thủ tục hành chính dân đạt 100%, trong đó tỷ lệ “rất hài lòng” đạt trên 95%; vận động và hướng dẫn nhân dân trên địa bàn làm căn cước công dân điện tử đạt 100% và khích hoạt mức độ 2 đạt trên 90%; gắn mã QR thuyết minh tại tất cả các điểm di tích, du lịch trên địa bàn phường,…

Phường Ka Long thực hiện kỳ họp 'không giấy tờ"
Phường Ka Long: Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và an ninh - quốc phòng

Chị Trần Thu Trang - khu I phường Ka Long chia sẻ: “Khi đến UBND phường làm các thủ tục giấy tờ như công chứng giấy tờ và thực hiện các thủ tục hành chính, tôi đều được phục vụ tận tâm và chu đáo, các thủ tục còn chưa hiểu đều được cán bộ tại bộ phận một cửa đón tiếp niềm nở và hướng dẫn tận tình, tôi thấy rất hài lòng với sự chuyên nghiệp trong chuyên môn và đặc biệt là thái độ phục vụ của cán bộ công chức và lãnh đạo phường Ka Long”

Năm 2023, phường Ka Long đạt 747,2/1000 điểm, xếp hạng 01/177 xã, phường trong toàn tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI). Thực hiện Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023, phường Ka Long xếp 1/17 xã, phường trên địa bàn thành phố với 94,5 điểm xếp loại xuất sắc. Ghi nhận với những nỗ lực và kết quả đã đạt được, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho tập thể UBND phường Ka Long và cá nhân đồng chí Lê Đức Chung - Công chức Văn phòng - Thống kê phường đã có thành tích trong triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI). 

Để có được kết quả xuất sắc và được nhân dân ghi nhận, trong những năm qua Đảng ủy, UBND phường Ka Long đã bám sát Nghị quyết và Kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh, Thành phố để tập chung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt năm 2023 là năm trọng điểm trong xây dựng dữ liệu số, tạo bứt phá về chuyển đổi số toàn diện. Triển khai thực hiện theo kế hoạch và lộ trình, đưa Nghị quyết vào cuộc sống tạo được sự đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị của địa phương. Xác định chuyển đổi số và cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống người dân; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số còn có những hạn chế,  khó khăn, vướng mắc đó là: Trong một số lĩnh vực, điển hình như  việc nộp hồ sơ trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn do hồ sơ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng có khối lượng hồ sơ giấy lớn. Vì vậy, đôi khi không có đủ trang thiết bị để thực hiện vào dịch vụ công trực tuyến “Một cửa điện tử” để thực hiện việc nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, một số thiết bị được trang cấp đã xuống cấp và hỏng do đó việc kết nối dữ liệu trên hệ thống đường truyền số liệu chuyên dùng đôi lúc không đảm bảo, đường chuyền bị lỗi, gián đoạn trong việc thực hiện công tác giải quyết các dịch vụ thiết yếu cho người dân và thực thi nhiệm vụ; Hiện nay, một số công dân chưa dùng điện thoại thông minh cấu hình cao, cho lên cài đặt định danh  và sử dụng các phần mềm về giao dịch thanh toán còn gặp nhiều bất cập.

Để tiếp tục giữ vững vị trí, thứ hạng trong chuyển đổi số và nâng cao hơn nữa các chỉ số cải cách hành chính, đồng chí Bùi Thị Thúy Nga - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Ka Long cho biết: “Xác định chuyển đổi số và cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, phường Ka Long tiếp tục thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện thường xuyên, liên tục, toàn diện, bền vững; hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số sát với tình hình địa phương, thực hiện có hiệu quả và thực chất. Phân tích đánh giá mức độ thực hiện 8 trục tiêu chí cụ thể, chính xác để tiếp tục giữ vững các chỉ số đã đạt ở mức cao, đối với các tiêu chí đạt ở mức trên 80 điểm chưa cao, chưa có sự bứt phá như chỉ số về hạ tầng số, An toàn thông tin mạng và xã hội số, phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp để nâng cao điểm số; Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin. Hướng dẫn cho người dân ứng dụng phần mềm VneID, sử dụng có hiệu quả, an toàn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng và phát huy hiệu quả Hệ thống truyền thanh cơ sở; Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ  cán bộ, công chức, người lao động  đăng ký tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu số. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Phân công thêm đội ngũ cán bộ bán chuyên trách của phường cùng Đoàn thanh niên trực thường xuyên tại bộ phận 1 cửa để hướng dẫn giúp đỡ người dân và doanh nghiệp”. 

 “Một trong những nội dung quan trọng đó là chú trọng khâu thực hiện đánh giá trong và đánh giá ngoài, đây là một việc quan trọng để đạt được kết quả cao trong việc thực hiện các chỉ số. Trong khâu tự đánh giá nhập các số liệu, minh chứng thể hiện qua các kế hoạch, báo cáo của phường vào hệ thống phần mềm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng tiêu chí kèm đầy đủ các văn bản minh chứng để các sở, ngành của Tỉnh đánh giá. Trong khâu đánh giá nếu không cập nhật đính kèm đầy đủ sẽ không được tính điểm ở các tiêu chí; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí, qua đó nâng cao công tác cải cách hành chính và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, phường Ka Long cũng đề xuất tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư, trang bị các thiết bị hiện đại đồng thời UBND phường tích cực vận động xã hội hóa mua sắm các thiết bị phục vụ công tác chuyển đổi số gắn với bảo mật thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước. Năm 2024, phường tập trung triển khai thực hiện vận động toàn thể nhân dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn phường cùng đóng góp kinh phí lắp đặt 02 màn hình Led lớn đặt bên ngoài trung tâm của phường và màn hình trong hội trường UBND phường phục vụ công tác tuyên truyền và các hoạt động của toàn thể nhân dân trên địa bàn. Tiếp tục nâng cấp hệ thống Camera tại trụ sở UBND và Đền Xã Tắc phục vụ công tác quản lý; triển khai vận động lắp thêm camera an ninh tại các tuyến đường còn lại chưa có phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”. Đồng chí Bùi Thị Thúy Nga - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Ka Long cho biết thêm.

Được biết, Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) được ban hành nhằm theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với các trục tiêu chí về nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số. 

Đây là những giải pháp được phường Ka Long triển khai và phấn đấu thực hiện tốt và có hiệu quả trong năm 2024 và những năm tiếp theo nhằm thi đua nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp đồng thời, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống./.

Trần Tương
Trung tâm TT và VH
Loading...