TP Móng Cái tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC (04/10/2023)”

21/09/2023 17:06
Để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn; tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, xã, phường trong công tác quản lý, phối hợp và ý thức chấp hành các quy định về PCCC của các cơ sở trong việc phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Móng Cái vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC (04/10/2023)”.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Móng Cái yêu cầu: Thủ trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các phường, xã; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trọng tâm là thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của tập thể, cá nhân gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả để xem xét trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nội bộ; trong đó đặc biệt lưu ý đến các nội dung: (1)- Củng cố, kiện toàn tổ chức, đầu tư mua sắm trang thiết bị phương tiện, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở; (2)- Chi trả chế độ, chính sách cho Đội trưởng, Đội phó Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở theo quy định; (3)- Dự toán kinh phí hằng năm để thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định; kinh phí phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị tại cơ quan, đơn vị.

Phó Chủ tịch TT HĐND TP Móng Cái Dương Thị Huệ kiểm tra trang thiết bị PCCC dịp đầu năm học mới tại trường mầm non Bình Ngọc 

Đối với các dự án, công trình còn tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực: Yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải tiến hành lập dự toán ngân sách và đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và bố trí vốn để triển khai thực hiện khắc phục các tồn tại, vi phạm, không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trong năm 2024.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCCC cho người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân; coi trọng nhiệm vụ PCCC là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH bằng nhiều hình thức như: Panô, khẩu hiệu tuyên truyền PCCC hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy” 04/10/2020 tại các tuyến đường trung tâm, nơi tập trung đông người; chợ, trung tâm thương mại, bến xe, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các xã, phường và tại các thôn, khu phố (từ ngày 01/10/2023 đến hết ngày 10/10/2023); củng cố, kiện toàn và định kỳ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng Dân phòng, lực lượng chữa cháy cơ sở; chủ động mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện PCCC cần thiết để sẵn sàng xử lý mọi tình huống khi có cháy, nổ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do cháy, nổ gây ra.

Nghiêm túc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản (nếu có) tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

 Công an thành phố tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu cấp ủy,  chính quyền thành phố chỉ đạo các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy. 

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các phòng, ban, cơ quan, đơn vị và UBND các phường, xã; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các  tầng lớp Nhân dân; đẩy mạnh các biện pháp xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy phát triển mạnh mẽ gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường hướng dẫn người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chủ hộ gia đình thường xuyên, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ; mua sắm, trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; thường xuyên củng cố tổ chức, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và Dân phòng; thực hiện chế độ chính sách cho các lực lượng này theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị và UBND các phường, xã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 03/3/2023 của UBND thành phố về thực hiện “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thực, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới”;  yêu cầu Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý các chợ, chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ký cam kết bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Công an TP Móng Cái trao tặng bình chữa cháy cho đại diện 7 khu phố trên địa bàn phường Hải Yên. Ảnh: Trần Tương 

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; làm tốt công tác điều tra, khảo sát, nắm tình hình, phân công, phân cấp quản lý và phối hợp thực hiện chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố, đặc biệt đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà trọ có mật độ người ở cao, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao…; xử lý nghiêm, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. Công khai các cơ sở, công trình vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân tham gia giám sát; tổ chức huấn luyện và chủ động lực lượng, phương tiện thường trực chiến đấu, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, kỳ nghỉ lễ, tết, các lễ hội, kịp thời huy động các lực lượng xử lý các vụ cháy, nổ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; tổ chức điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra cháy, nổ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, Điện lực thành phố và UBND các phường, xã tổ chức đợt tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại: các chợ, trung tâm thương mại; các nhà ở nhiều căn hộ; các nhà trọ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao; nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao; các nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở kinh doanh Karaoke, quán Bar...  (hoàn thành trước ngày 31/10/2023). Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau: Yêu cầu, hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình: (1) Thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; (2) Tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các nội dung: Việc duy trì yêu cầu về ngăn cháy lan, lối thoát nạn, lối thoát khẩn cấp; hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy; hệ thống điện; quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, sạc điện xe máy điện, xe đạp điện; bố trí, sắp xếp vật dụng, phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp…), hàng hóa kinh doanh trong nhà bảo đảm ngăn cháy lan; tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ thường trực để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố ngay từ khi mới phát sinh; (3) Trang bị hệ thống, thiết bị báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, bình chữa cháy xách tay, dụng cụ tháo dỡ thô sơ…

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, thống kê danh sách công trình, phân loại các tồn tại, vi phạm theo lĩnh vực xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, điện lực… để tham mưu UBND Thành phố có các giải pháp tăng cường về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn với tinh thần hạn chế ảnh hưởng đến nhu cầu sinh sống chính đáng của người dân và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy do nguyên nhân chủ quan của con người. Tiếp tục hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở khắc phục các tồn tại, vi phạm, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố, Ban quản lý rừng phòng hộ và UBND các phường, xã tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy (hoàn thành trước ngày 31/12/2023) hoặc kiểm tra đột xuất theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Làm tốt công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo nổ, “đèn trời”, cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. Phối hợp với Phòng Tài chính và các đơn vị có liên quan đề xuất UBND thành phố huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy; hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đáp ứng tình hình thực tế trên địa bàn thành phố. Tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; đặc biệt phương án lớn có huy động nhiều lực lượng tham gia quy mô cấp thành phố, tại các cơ sở trọng điểm có nguy hiểm cháy, nổ cao, nhất là các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở vui chơi, giải trí tập trung đông người (như vũ trường, quán bar, karaoke…), khu dân cư liền kề; khi xảy ra cháy, nổ phải huy động tối đa các lực lượng tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. 

Phòng Văn hóa - Thông tin: phối hợp với Công an Thành phố trong việc định hướng các cơ quan thông tin đại chúng và hệ thống thông tin ở cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về công tác PCCC và CNCH với nội dung thiết thực, hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức, trang bị cho người dân kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Hạt kiểm lâm Thành phố: Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã: tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; tăng cường chỉ đạo các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các chủ rừng, các chủ đầu tư có các dự án trên đất có rừng; tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các chủ rừng, Nhân dân sống trong và ven rừng thực hiện nghiêm túc quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (ban hành kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh); cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng tuần tra canh gác nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời các điểm cháy rừng, không để xảy ra tình trạng cháy rừng phức tạp; phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy rừng, xác định trách nhiệm của chủ rừng, cá nhân, tập thể để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng do lỗi cố ý và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: Trên cơ sở đề xuất của các phòng ban, cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu, báo cáo UBND thành phố bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy; đầu tư, mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Dân phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Phòng Quản lý đô thị: Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường, xã tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 5151/UBND-XD1 ngày 29/9/2022 về việc tăng cường kiểm soát công tác thẩm định, cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt về PCCC. Phối hợp với UBND các phường, xã tổ chức rà soát, chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc chấp hành pháp luật về xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép.

Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện nghiêm công tác phòng cháy, chữa cháy trong quy hoạch, cấp phép xây dựng; cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đảm bảo các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; rà soát, xây dựng phương án di chuyển các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư; tăng cường quản lý từ khâu quy hoạch, cho thuê, giao đất, quản lý xây dựng các hạng mục công trình bảo đảm khoảng cách và các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Phòng Kinh tế: Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong sản xuất, tồn chứa, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy, nổ, việc sang chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng, kinh doanh xăng dầu, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các chợ, trung tâm thương mại…Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đối với Hướng dẫn các các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp bổ trí kinh phí tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thành lập và trang bị đầy đủ phương tiện cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành theo quy định.

Điện lực Thành phố: Kiểm tra, rà soát, khắc phục các yếu tố, điều kiện có thể gây cháy, nổ tại các cột điện, hộp công tơ điện, trạm biến áp; rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn điện trong sử dụng điện; Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện.

 Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, UBND các phường, xã tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 05/9/2022 của UBND thành phố Móng Cái “V/v triển khai hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH cho học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố”.

UBND các phường, xã: Tổ chức thực hiện các quy định và những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH đối với các khu dân cư và các cơ sở thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC&CNCH qua hệ thống loa truyền thanh ở địa bàn khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.  Triển khai thực hiện hiệu quả Công văn số 2399/UBND-CATP ngày 15/8/2023 của UBND thành phố “V/v tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng cháy, chữa cháy ở địa bàn dân cư”; Công văn số 2676/BCĐ-PCCC ngày 08/9/2023 của Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH thành phố “V/v tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy ở địa bàn dân cư”, trong đó chú trọng: (1)- Tuyên truyền, vận động xây dựng và tổ chức thực tập mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” tại 100% các dãy phố có nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, nổ liền kề và mô hình “Điểm chữa cháy công cộng” tại 100% khu vực dân cư có các ngõ, hẻm tập trung đông dân cư, có chiều dài từ 50m trở lên mà xe chữa cháy không thể tiếp cận được (hoàn thành trước ngày 30/9/2023); chỉ đạo thường xuyên tổ chức triển khai thực tập phương án tại khu dân cư; (2)- Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình trang bị bình chữa cháy (cụ thể: đến ngày 30/9/2023 đạt 60%, đến ngày 31/12/2023 đạt 100%), các trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ thiết yếu; thực hiện tháo dỡ lồng sắt, “chuồng cọp”, tạo lối thoát nạn thứ hai; tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân trong an toàn phòng chống cháy, nổ. Chủ động đề xuất, triển khai các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Kịp thời củng cố tổ chức, trang bị phương tiện, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy định kỳ, thực hiện chế độ chính sách, duy trì hoạt động thường xuyên của lực lượng Dân phòng ở địa bàn dân cư.

Đối với các phường, xã có tổ chức các lễ hội đầu năm phải tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo đảm công tác phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, chú ý đến việc đốt hương, vàng mã tại các đền, chùa và việc đốt vàng mã, bụi cây… trong dịp tảo mộ trước Tết Nguyên đán để đề phòng cháy lan vào rừng.

Rà soát, xây dựng dự toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong năm 2024 trên địa bàn, bao gồm: (1) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng; (3) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Dân phòng; (4) Kinh phí chi trả cho người và phương tiện được huy động tham gia chữa cháy. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội: phối hợp với Công an thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tới các tổ chức thành viên, tới đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong việc tích cực tham gia các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, tăng cường bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Trung tâm Truyền thông - Văn hóa: Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng các tin bài, phóng sự tuyên truyền về các hoạt động PCCC với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng đảm bảo thiết thực, hiệu quả; trong đó cần tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, cảnh báo nguy cơ cháy, nổ trong việc sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện, xăng dầu. khí dầu mỏ hóa lỏng…, hướng dẫn các thực phòng ngừa, cách thoát nạn, xử lý cháy, nổ, sự cố, tai nạn ngay từ ban đầu. Tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy” 4/10/2022 tại nơi công cộng, khu tập trung đông người, trên các tuyến đường phố chính (từ ngày 01/10/2023 đến hết ngày 30/10/2023).

Giao Công an thành phố chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị, xã, phường; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định./.

Thu Hằng
Trung tâm TTVH
Loading...