Xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao

02/07/2024 11:16
Đối với TP Móng Cái, một hình ảnh thu nhỏ của Tỉnh Quảng Ninh với địa hình trải dài từ miền núi đến trung tâm, hải đảo thì tinh thần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa con người Móng Cái gắn với phát triển kinh tế xã hội là một trong những “ kim chỉ nam” cho xây dựng một Móng Cái giàu mạnh, hạnh phúc. Ghi nhận từ vùng cao Hải Sơn, nơi có 86,8% nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững đặt ra mục tiêu chung là: Phát triển con người Quảng Ninh toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tình yêu quê hương, đất nước với các đặc trưng “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh” phù hợp với xu thế thời đại, thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, phát triển nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, trên cơ sở kết hợp hài hoà các giá trị đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc”để văn hóa, con người Quảng Ninh thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững.

Đối với TP Móng Cái, một hình ảnh thu nhỏ của Tỉnh Quảng Ninh với địa hình trải dài từ miền núi đến trung tâm, hải đảo thì tinh thần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa con người Móng Cái gắn với phát triển kinh tế xã hội là một trong những “ kim chỉ nam” cho xây dựng một Móng Cái giàu mạnh, hạnh phúc. Ghi nhận từ vùng cao Hải Sơn, nơi có 86,8% nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Thấm nhuần quan điểm của Đảng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và trong bối cảnh hiện nay, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải gắn với phát huy truyền thống văn hóa, phát huy sức mạnh văn hóa, con người trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững…đó là nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước 

Hải Sơn là địa bàn vùng cao, biên giới cách trung tâm Thành phố Móng Cái hơn 33 km, có đường biên giới dài 12,06 km tiếp giáp với Trung Quốc, không chỉ có vị trí trọng yếu chiến lược về Quốc phòng, an ninh, nơi đây còn có Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn; Cột Mốc biên giới 1347 - một trong những địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ; là nơi giao thoa, hội tụ các giá trị văn hóa đặc sắc, sinh sống đoàn kết của đồng bào các dân tộc Kinh -Dao - Sán Chỉ (với 352 hộ gia đình/1.616 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao và Sán chỉ chiếm 86,8%). 

Hải Sơn luôn xác định xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ xuyên suốt trong phát triển bền vững vùng cao. Chính vì vậy, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập thể Đảng ủy luôn đoàn kết, thống nhất, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện; lấy tinh thần đoàn kết trong Đảng lan tỏa, giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả hệ thống chính trị và Nhân dân về giá trị và sức mạnh của tinh thần đoàn kết, trong đó Mặt trận Tổ quốc giữ vai trò trung tâm, nòng cốt… từ đó cụ thể hóa thành những chỉ đạo, việc làm gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, tổ chức, cá nhân. 

Xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa con người Móng Cái gắn với phát triển kinh tế xã hội là một trong những “ kim chỉ nam” cho xây dựng một Móng Cái giàu mạnh, hạnh phúc

Cụ thể là: chỉ đạo cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chỉ thị, nghị quyết có liên quan, đặc biệt là năm 2019 Đảng ủy xã đã ban hành Nghị Quyết số 50-NQ/ĐU về công tác “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới, trong đó giao MTTQ làm nòng cốt, chủ động phối hợp, hiệp thương, thống nhất với các tổ chức thành viên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình đúng hướng, phù hợp; triển khai nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ vai trò từng của tổ chức; hướng mạnh các hoạt động về địa bàn thôn, bản, đến từng người dân, đảm bảo bám sát tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh; Chỉ thị 21-CT/TU của BTV Tỉnh ủy, Đề án số 03 của Ban Thường vụ Thành ủy;… qua đó từng bước thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xây dựng Khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Chỉ đạo MTTQ và các tổ chức thành viên chủ động nâng cao hiệu quả phối hợp với UBND và các ban, ngành liên quan, trong đó quan tâm phối hợp lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến đóng góp, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền nâng cao tinh thần tự quản trong cộng đồng dân cư, tăng cường giám sát phản biện xã hội, thực hiện dân chủ cơ sở, tham gia hòa giải, phát huy vai trò giám sát của Nhân dân… 

Người dân Hải Sơn làm giàu từ trồng Trà hoa vàng
Làng bích họa Pò Hèn rực rỡ là điểm nhấn trong du lịch cộng đồng vùng cao 
Những người phụ nữ dân tộc Dao gìn giữ  nghề truyền thống 

Cùng với đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, Khối Dân vận xã đã phối hợp với UBND xã phát động phong trào thi đua gia đình văn hóa, thôn văn hóa,  Già làng, Trưởng bản, Người uy tín tiêu biểu; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới…; Duy trì, đổi mới hình thức tổ chức, nâng cao hiệu quả “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) gắn với “tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các Dân tộc”; khuyến khích, vận động người dân giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình thông qua các hoạt động CLB, mô hình (phụ nữ liên thế hệ bảo tồn và phát huy trang phục dân tộc; CLB hát Giao duyên, hát Sóong cọ, đánh con quay, đẩy gậy...); thực hiện các nghi lễ, Lệ làng (Cấp sắc, cầu miễu làng, Lễ Cầu mùa …); phát triển thương hiệu ẩm thực (ngan đen, gà đồi, lợn bản, cá suối, rau rừng, mật ong, rượu sim, trà Hoa vàng, sôi ngũ sắc…); khôi phục các phong tục tập quán tốt đẹp (Phiên chợ ...),  hình thành các mô hình mới “Làng bích họa”, “vườn mẫu”, “hộ mẫu”, “dịch vụ trải nghiệm”... thông qua đó nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa ngày càng được coi trọng, tạo môi trường gắn kết trong cộng đồng dân cư đồng thời kết nối mở rộng, giao lưu đối ngoại với Nhân dân các địa phương khác góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân. 

Hải Sơn phát triển nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền

Nhờ đó, năm 2018 xã Hải Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay xã không còn hộ nghèo, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.

Thu Hằng - Tuấn Anh
Trung tâm TTVH
Loading...